DIỄN ĐÀN SUHOC
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

DIỄN ĐÀN SUHOC

Hãy làm những gì bạn chưa biết để biết những gì bạn chưa làm!
 
trang chuTrang ChínhPortalLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Similar topics
Latest topics
» Trung tâm Nhật ngữ Vijacen
Cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) I_icon_minitimeFri Aug 24, 2012 9:26 pm by vijacen

» Khai giảng lớp luyện thi N2 và N3 tại Trung tâm Nhật Ngữ Top Globis
Cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) I_icon_minitimeFri Feb 10, 2012 7:04 pm by tuquynh

» Học tiếng Nhật - Top Globis
Cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) I_icon_minitimeWed Sep 21, 2011 2:51 am by tuquynh

» Học tiếng Nhật - Top Globis
Cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) I_icon_minitimeThu Aug 11, 2011 2:06 am by tuquynh

» Cung cấp, lắp đặt, thiết kế camera quan sat, bao dong, bao chay, camera ip
Cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) I_icon_minitimeMon Jun 27, 2011 2:35 am by rongvanggroupvn

» Khai giảng lớp đàm thoại sơ trung cấp tại Top Globis
Cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) I_icon_minitimeThu Jun 16, 2011 2:18 am by tuquynh

» Tiếng Nhật online xu thế mới của thời đại- Top Globis
Cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) I_icon_minitimeThu Jun 16, 2011 2:14 am by tuquynh

» Kiếm tiền kiểu này hay và thiết thực nhỉ
Cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) I_icon_minitimeMon Nov 29, 2010 3:29 am by tuquynh

» Tìm việc làm, tuyển dụng hãy đến với Top Globis
Cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) I_icon_minitimeMon Nov 29, 2010 3:27 am by tuquynh

» PHẢN XẠ NGẪU NHIÊN LIÊN TỤC-p2 Học tiếng Nhật mới
Cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) I_icon_minitimeMon Nov 29, 2010 3:26 am by tuquynh

» Lớp học tiếng Nhật miễn phí tại Top Globis
Cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) I_icon_minitimeMon Nov 29, 2010 3:25 am by tuquynh

» Học tiếng Nhật là niềm vui của bạn - Dạy tiếng Nhật là niềm tự hào của Top Globis
Cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) I_icon_minitimeWed Sep 01, 2010 12:33 am by tuquynh

» Khóa đàm thoại tiếng nhật mới tại Top Globis
Cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) I_icon_minitimeTue Aug 31, 2010 11:40 pm by tuquynh

» Cảm nhận về chuyến thực tế chuyên môn ngoài Trường
Cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) I_icon_minitimeTue Jul 20, 2010 7:12 pm by vodat

» Đề thi Tốt nghiệp THPT năm 2010 môn vật lí
Cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) I_icon_minitimeSun Jul 18, 2010 7:37 pm by Admin

» Đề thi TNTHPT năm 2010 môn hoá
Cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) I_icon_minitimeSun Jul 18, 2010 7:31 pm by Admin

» Hướng dẫn cách setup BIOS !
Cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) I_icon_minitimeSun Jul 18, 2010 7:24 pm by Admin

» Nêu những nét chính tình hình bán đảo triều Tiên từ 1945 đến 2000 ?
Cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) I_icon_minitimeTue Jun 22, 2010 8:09 am by Admin

» KÌ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT
Cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) I_icon_minitimeTue May 25, 2010 8:12 am by antoni

» ĐỊNH HƯỚNG ÔN THI TNTHPT MÔN ĐỊA LÝ
Cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) I_icon_minitimeSun May 16, 2010 6:25 pm by antoni

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Thống Kê
Hiện có 2 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 2 Khách viếng thăm

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 40 người, vào ngày Wed Aug 02, 2017 6:50 pm
Top posters
Admin
Cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) Vote_lcapCuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) Voting_barCuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) Vote_rcap 
vodat
Cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) Vote_lcapCuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) Voting_barCuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) Vote_rcap 
antoni
Cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) Vote_lcapCuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) Voting_barCuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) Vote_rcap 
anhquan
Cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) Vote_lcapCuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) Voting_barCuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) Vote_rcap 
quynhluu
Cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) Vote_lcapCuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) Voting_barCuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) Vote_rcap 
tuquynh
Cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) Vote_lcapCuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) Voting_barCuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) Vote_rcap 
hocthi
Cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) Vote_lcapCuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) Voting_barCuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) Vote_rcap 
nganhoc
Cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) Vote_lcapCuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) Voting_barCuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) Vote_rcap 
rongvanggroupvn
Cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) Vote_lcapCuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) Voting_barCuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) Vote_rcap 
vijacen
Cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) Vote_lcapCuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) Voting_barCuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) Vote_rcap 
Tin nhanh
luot truy cap

 

 Cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954)

Go down 
Tác giảThông điệp
nganhoc




Tổng số bài gửi : 5
Join date : 15/03/2010

Cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) Empty
Bài gửiTiêu đề: Cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954)   Cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) I_icon_minitimeWed Mar 24, 2010 3:40 am

1. Nguyên nhân bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp và đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng:

a. Nguyên nhân bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp:

- Pháp bội ước:

+ Ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, Pháp đánh vào các vùng tự do của ta.

+ Ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ: tháng 11 - 1946, Pháp khiêu khích ở Hải Phòng, Lạng Sơn. Tháng 12 - 1946, Pháp đóng chiếm Đà Nẵng, Hải Dương.

+ Ở Hà Nội, Pháp khiêu khích, ném lựu đạn, nổ súng gây đổ máu ở nhà thông tin Tràng Tiền, trụ sở tài chính,...

- Ngày 18 và 19 - 12 - 1946, Pháp gửi tối hậu thư cho ta yêu cầu ta phải giải tán lực lượng vũ trang và giao lại quyền kiểm soát thủ đô cho Pháp. Ngày 20 - 12 - 1946, Pháp sẽ hành động nếu không trả lời.

b. Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng:

- Ngày 18 và 19 - 12 - 1946, trung ương Đảng họp phát động toàn quốc kháng chiến.

- Đêm 19 - 12 - 1946, Hồ Chủ tịch ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

- Tháng 9 - 1947, cuốn Kháng chiến nhất định thắng lợi của Trường Chinh được in.

- Đường lối kháng chiến: toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự viện trợ của quốc tế.

2. Những chiến thắng lớn:

a. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947:

- Pháp tấn công Việt Bắc:

+ Tháng 4 - 1947, cao ủy Đông Dương Bô-la-e vạch ra kế hoạch đánh Việt Bắc nhằm đánh phá căn cứ địa cách mạng, tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và quân chủ lực, triệt đường liên lạc với quốc tế.

+ Với ý đồ như vậy, Pháp đã huy động 1200 quân và hầu hết các máy bay ở Đông Dương và do tướng Va-luy chỉ huy.

- Quân ta chiến đấu chống cuộc tiến công của địch:

+ Đảng có chỉ thị phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc. Quân ta đã chiến đấu khắp các mặt trận, từng bước đẩy lùi giặc Pháp.

+ Mặt trận đường 3, ta đánh trên 20 trận, bao vây đánh tỉa quân dù khiến chúng phải rút khỏi Chợ Đồn, Chợ Rã. Đến cuối tháng 11 - 1947, trung ương Đảng và Hồ Chủ tịch lên đến Việt Bắc.

+ Mặt trận đường 4, ta phục kích tiêu diệt địch. Tiêu biểu là trận đèo Bông Lau ( 30 - 10 - 1947 ), ta phá hủy được 27 xe, bắt sống 240 tên địch.

+ Mặt trận sông Lô, ta bao vây chặn đánh địch trên nhiều đoạn sông.

=> Hai gọng kìm Đông và Tây bị bẻ gẫy, không gặp nhau được ở Đài Thị.

+ Cuộc chiến đấu hơn hai tháng rất ác liệt giữa ta và địch được kết thúc bằng cuộc rút chạy của Pháp ( 19 - 12 - 1947 ).

+ Các mặt trận khác cũng phối hợp với Việt Bắc đánh địch như ở Hà Nội, Sài Gòn, ta tập kích vào các vị trí, đồn bốt của giặc.

- Kết quả và ý nghĩa:

+ Với Pháp:

Việt Bắc trở thành mồ chôn quân Pháp với hơn 6000 tên địch bị loại, bắn rơi 16 máy bay, bắn chìm 11 ca nô và tàu chiến và phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh khác. Kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của Pháp bị thất bại.

+ Với ta:

Cơ quan đầu não được an toàn, bộ đội chủ lực trưởng thành, cuộc kháng chiến chuyển sang giai đoạn mới.

b. Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950:

* Hoàn cảnh lịch sử mới của cuộc kháng chiến:

- Thuận lợi:

+ Ngày 1 - 10 - 1949, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thành lập. Từ đây, Việt Nam thoát khỏi sự bao vây của chủ nghĩa đế quốc.

+ Các nước XHCN lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam như Trung Quốc ( 18 - 1 - 1950 ), Liên Xô ( 30 - 1 - 1950 ) và nhiều nước XHCN khác.

- Khó khăn:

+ Mĩ bắt đầu giúp Pháp can thiệp sâu vào chiến tranh ở Đông Dương thông qua kế hoạch Rơ-ve: ngày 7 - 2 - 1950, Mĩ công nhận chính quyền bù nhìn Bảo Đại. Ngày 8 - 5 - 1950, Mĩ viện trợ 10 triệu USD cho Pháp. Tháng 7 - 1950, Mĩ đặt phái đoàn cố vẫn quân sự ở Việt Nam, từng bước điều kiển chiến tranh ở Đông Dương.

+ Từ 6 - 1949, Pháp đưa nhiều vũ khí vào Việt Nam, đưa quân từ Trung Bộ và Nam Bộ ra Bắc, tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4, thiết lập hành lang Đông - Tây ( Hải Phòng - Hà Nội - Hòa Bình - Sơn La ), bao vây chuẩn bị đánh Việt Bắc lần hai.

* Cuộc tiến công địch ở biên giới phía Bắc của quân ta:

- Tháng 6 - 1950, ta quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, mở đường liên lạc với quốc tế, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc để tạo đà phát triển cho cuộc kháng chiến. Hồ Chủ tịch đã trực tiếp lên trận địa để chỉ đạo chiến dịch.

- Diễn biến:

+ Ngày 16 - 9 - 1950, ta đánh Đông Khê thì đến 18 - 9 là giành thắng lợi khiến Pháp phải rút khỏi Cao Bằng theo đường số 4, địch từ Thất Khê lên Đông Khê để đón cánh quân từ Cao Bằng về.

+ Từ 1 - 10 đến 8 - 10 - 1950, ta mở cuộc bao vây, đánh chặn ở Cốc Xá, đồi 477, tiêu diệt cả hai binh đoàn Sác-tông và Lơ-pa-giơ khiến địch phải rút khỏi Thất Khê ( 8 - 10 - 1950 ) và rút khỏi Na Sầm về Lạng Sơn ( 13 - 10 - 1950 ).

+ Từ 13 - 10 đến 22 - 10 - 1950, Pháp lần lượt rút khỏi Lộc Bình, An Châu, Đình Lộc.

=> Chiến dịch trên mặt trận Biên giới kết thúc.

+ Các mặt trận khác cũng phối hợp với Biên giới đánh địch ở tả ngạn sông Hồng, đường 6, đường 22. Tháng 11 - 1950, Pháp rút khỏi Hòa Bình.

+ Chiến tranh du kích phát triển mạnh ở Liên khu V, Bình Trị Thiên và Nam Bộ.
- Kết quả và ý nghĩa:

+ Kết quả:

Loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8000 tên, thu và phá hủy hơn 3000 vũ khí, giải phóng tuyến biên giới dài 750 km từ Đình Lộc lên Cao Bằng, chọc thủng hành lang Đông - Tây, kế hoạch Rơ-ve bước đầu bị phá sản.

+ Ý nghĩa:

Khai thông con đường nước ta với thế giới XHCN. Quân đội ta được trưởng thành, ta giành được thế chủ động ở chiến trường chính, mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến.

c. Cuộc tiến công chiến lược đông - xuân 1953 - 1954:

- Chủ trương của ta:

Tập trung lực lượng, tiến công theo những hướng quan trọng về chiến lược nhưng ở đó địch yếu, sơ hở nhằm giải phóng đất đai, tiêu diệt sinh lực địch và buộc chúng phải phân tán lực lượng để đối phó với ta.

- Diễn biến:

+ Ngày 10 - 12 - 1953, ta tấn công theo hướng Tây Bắc, giải phóng Lai Châu, Sơn La và uy hiếp Điện Biên Phủ.

+ Đầu tháng 12 - 1953, liên quân Việt - Lào tiến công ở Trung Lào, giải phóng nhiều đất đai và uy hiếp Xê-nô. Pháp điều quân tiếp viện cho Xê-nô nên Xê-nô đã trở thành nơi tập trung lực lượng thứ 3 của địch.

+ Cuối tháng 1 - 1954, liên quân Việt - Lào tiến công ở Thượng Lào, giải phóng những vùng đất đai rộng lớn, uy hiếp Luông-pha-băng. Pháp điều quân tiếp viện cho Luông-pha-băng nên Luông-pha-băng trở thành nơi tập trung binh lực thứ 4 của địch.

+ Tháng 2 - 1954, ta tiến công theo hướng Bắc của Tây Nguyên, giải phóng Kom Tum và uy hiếp Plây-cu. Pháp điều quân từ Tuy Hòa tiếp cứu cho Plây-cu nên Plây-cu trở thành nơi tập trung binh lực thứ 5 của địch.

+ Sau lưng địch: chiến tranh du kích phát triển mạnh ở Bắc Bộ, Bình Trị Thiên, Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

- Kết luận:

Cuộc tiến công chiến lược đông - xuân 1953 - 1954, ta đã chủ động mở hàng loạt chiến dịch và đã đạt được mục đích đề ra, khiến Pháp phải phân tán lực lượng thành 5 cứ điểm.

d. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ:

- Âm mưu của Pháp và Mĩ:

+ Điện Biên Phủ có vị trí đặc biệt: nằm ở phía Tây của Tây Bắc, giáp biên giới với Lào. Có thể nói đây là vị trí then chốt ở Đông Dương.

+ Sau cuộc tiến công đông - xuân 1953 - 1954, Pháp điều chỉnh coi Điện Biên Phủ là khâu chính của kế hoạch Nava. Pháp xây dựng Điện Biên Phủ là căn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương về lực lượng, vũ khí.

+ Phân làm 3 phân khu: phân khu phía Bắc, khu trung tâm và phân khu Nam nhằm hút chủ lực của ta đến đây để tiêu diệt.

- Chủ trương của ta:

+ Tháng 12 - 1953, bộ Tổng tư lệnh và Trung ương Đảng họp quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ nhằm tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng Tây Bắc và tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào.

+ Ta chuẩn bị gấp rút cho Điện Biên Phủ:

Lực lượng 55.000 quân gồm 4 đại đoàn bộ bình, 1 đại đoàn pháo binh và nhiều tiểu đoàn công binh, 27.000 tấn gạo, 628 ô tô tải và 2.100 xe đạp,...
- Diễn biến:

+ Đợt 1 ( từ 13 đến 17 - 3 - 1954 ): ta đánh vào phân khu phía Bắc bao gồm Bản Kéo, đồi Độc Lập, Him Lam, loại khỏi vòng chiến đấu 2.000 địch.

+ Đợt 2 ( từ 30 - 3 đến 26 - 4 - 1954 ): ta đánh vào khu trung tâm Mường Thanh.

+ Đợt 3 ( từ 1 - 5 đến 7 - 5 - 1954 ): ta đánh khu trung tâm và phân khu phía Nam, chiếm được những cứ điểm còn lại.

+ Những chiến trường khác đã phối hợp với Điện Biên Phủ đánh địch nhằm phân tán, tiêu háo, kìm chân địch, tạo điều kiện cho Điện Biên Phủ giành thắng lợi.

- Kết quả và ý nghĩa:

+ Kết quả:

Loại khỏi vòng chiến đấu 128.200 địch và thu được 19.000 súng các loại và phá 162 máy bay, 81 đại bác, giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn.

Riêng ở Điện Biên Phủ, loại 16.200 tên địch, phá hủy 62 máy bay, thu toàn bộ vũ khí, phương tiện chiến tranh.

+ Ý nghĩa:

Đập tan kế hoạch Nava, ráng đòn quyết liệt vào ý chí xâm lược của Pháp, xoay chuyển cục diện chiến tranh. Tạo điều kiện cho đàm phán ngoại giao ở Giơ-ne-vơ.

3. Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp:

a. Ý nghĩa lịch sử:

- Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược, đồng thời chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp trong gần một thế kỉ. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng XHCN, tạo cơ sở để nhân dân ra giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà.

- Ráng đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược và âm mưu nô dịch của chủ nghĩa đế quốc sau chiến tranh thế giới II, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chúng, cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi và Mĩ La - tinh.

- Tuy nhiên, miền Nam chưa được giải phóng, nhân dân ta còn phải tiếp tục cuộc đấu tranh gian khổ chống đế quốc Mĩ nhằm hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ trong cả nước.

b. Nguyên nhân thắng lợi:

- Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Hồ Chủ tịch: đường lối đúng đắn và sáng tạo, toàn quân, toàn dân đoàn kết một lòng trong chiến đấu.

- Có chính quyền dân chủ nhân dân khắp cả nước, mặt trận dân tộc thống nhất được củng cố.

- Lực lượng vũ trang được xây dựng, có hậu phương vững chắc, củng cố,...

- Có sự liên minh chiến đấu của ba dân tộc: Việt, Lào, Miên,... và có sự ủng hộ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN khác, nhân dân tiến bộ Pháp và đông đảo dư luận thế giới.
Arrow
Về Đầu Trang Go down
 
Cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954)
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC TỪ 1858 - 1884
» CUỘC ĐẤU TRANH CỦA HAI PHE CHỦ CHIẾN - CHỦ HÒA VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC (1858 – 1888)
» Phong trào Cần Vương chống Pháp (1885-1896)

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
DIỄN ĐÀN SUHOC :: GÓC HỌC TẬP - TRAO ĐỔI :: Khoa học xã hội :: Lịch sử-
Chuyển đến