1. Nhật Bản từ nửa đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868
- Đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản lâm vào khủng hoảng trầm trọng.
- Mĩ là nước đầu tiên gây áp lực đòi Nhật “mở cửa”.
2. Cuộc Duy tân Minh Trị
- Tháng 1/1868, Thiên hoàng Minh Trị thực hiện một loạt cải cách
-Cuộc cải cách Minh Trị là cuộc cách mạng tư sản do liên minh quý tộc – tư sản tiến hành “từ trên xuống”, còn nhiều hạn chế.
- Nội dung cải cách về chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa - giáo dục?
+ Về chính trị: Thủ tiêu chế độ Mạc phủ, thành lập chính phủ mới…
+ Về kinh tế: Thống nhất tiền tệ; thống nhất thị trường; tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa…
+ Về quân sự: Tổ chức quân đội theo kiểu phương Tây; chế độ nghĩa vụ…
+ Về văn hóa - giáo dục: Giáo dục bắt buộc; chú trọng nội dung khoa học; cử học sinh giỏi du học.
- Ý nghĩa:
+ Cuộc cải cách đã mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, đưa Nhật thành nước công thương nghiệp phát triển nhất châu Á.
+ Giữ được độc lập trước sự xâm lược của các nước phương Tây.
3. Nhật bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc
- Nhiều công ti độc quyền ra đời.
-Nhờ sức mạnh kinh tế, quân sự vàchính trị, giới cầm quyền Nhật thi hành chính sách xâm lược và bành trướng: Chiến tranh Đài Loan (1874), chiến tranh Trung – Nhật (1904-1905). Nhật đã giành thắng lợi
-Giai cấp thống trị Nhật bóc lột nhân dân lao động thậm tệ…, nhiều cuộc đấu tranh của công nhân quy mô lớn -> các tổ chức của công nhân ra đời: nghiệp đoàn, Đảng Xã hội dân chủ (1901) đứng đầu là Ca-tai-a-ma Xen; Đảng Cộng sản thành lập (1918).