*Tình hình bán đảo Triều Tiên từ 1949/53
-Sau CTTG2, Triều Tiên bị chia thành hai miền, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới tạm thời. Theo HN Ianta, Liên xô đóng quân ở miền Bắc, Mĩ ở miền Nam. Trong bối cảnh chiến tranh lạnh, việc thành lập chính phủ chung không được thực hiện. Phía Nam, thành lập Nhà nước Hàn Quốc, Bắc – Nhà nước CHDCND Triều Tiên thành lập.
-Đến giữa 1949, Liên xô, Mĩ đã rút hết quân khỏi Triều Tiên. 25/6/1950, chiến tranh giữa 2 miền bùng nổ và kéo dài hơn 3 năm (1950/53).
-27/7/1953, Hiệp định đình chiến tại Bàn Môn Điếm lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới quân sự, 2 miền bước vào thời kì hoà bình và xây dựng
*Từ năm 1953, hai miền Triều Tiên phát triển theo 2 con đường khác nhau:
-Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên tiến hành xây dựng CNXH. Thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn và thu được nhiều thành tựu to lớn: hoàn thành điện khí hoá trong cả nước, nền công nghiệp nặng đã đáp ứng sự phát triển kinh tế - xã hội trong nước, nhưng kinh tế mang tính kế hoạch hoá tập trung cao độ … thủ đô Bình Nhưỡng. Văn hoá, giáo dục có bước tiến đáng kể.
-Từ thập kỉ 60 trở đi, Hàn Quốc trở thành một trong bốn “con rồng kinh tế” ở châu Á :
+Tỉ lệ tăng trưởng GDP hàng năm đạt từ 7%-10% (1970/90)
+Thu nhập bình quân theo đầu người đạt 9.438 USD (1999) gấp 7 lần Ấn Độ, 13 lần CHDCND Triều Tiên.
+Cơ cấu kinh tế thay đổi: trong thời gian 1962/98, nông nghiệp chỉ còn 5% GNP; công nghiệp tăng lên 45%; dịch vụ 50%.
+Hệ thống đường cao tốc ngày càng phát triển, mạng lưới tàu điện ngầm ở thủ đô dứng thứ 6 thế giới; sớm tham gia câu lạc bộ các nước công nghiệp phát triển.
+Giáo dục được coi là chìa khoá của sự thành công. Thực hiện chế độ học tập bắt buộc trong 6 năm, từ 6 – 12 tuổi.
-Quan hệ giữa hai miền Nam - Bắc bán đảo Triều Tiên.
+Những thập kỉ 50-60 đối đầu.
+Từ những năm 70 trở đi, có sự thay đổi, chuyển dần sang đối thoại.
+1990, lãnh đạo cấp cao của 2 bên nhất trí “xoá bỏ tình trạng đối lập về chính trị và quân sự giữa 2 miền Nam - Bắc, tiến hành giao lưu, hợp tác nhiều mặt”
+13/6/2000, Tổng thống Kim Tê Chung (Hàn Quốc) và chủ tịch Kim Châng In (Triều Tiên) đã gặp gỡ tại Bình Nhưỡng và kí hiệp định hoà hợp giữa 2 quốc gia.
=>Dù còn lâu dài, khó khăn nhưng việc thống nhất đất nước vẫn là nguyện vọng chung của nhân dân 2 miền Nam - Bắc
[img][/img]