? Vì sao nhân dân Liên xô phải khôi phục kinh tế? Những thành tựu cơ bản và ý nghĩa.
-Liên xô là nước chịu tổn thất năng nề nhất trong CTTG2: 27 triệu người chết, 1710 thành phố, hơn 7 vạn làng mạc, gần 32000 xí nghiệp bị tàn phá.
-Hoàn thành kế hoạch 5 năm (1946/50) vượt thời gian và chỉ tiêu.
-KHKT: 1949, chế tạo thành công bom nguyên tử, phá thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ.
GV yêu cầu hs hoàn thành bảng thành tựu của liên xô từ 1950/70 (Lĩnh vực, thành tựu)
lĩnh vực thành tựu
công nghiệp chiếm 20% tổng slg CN toàn thế giới đứng thứ hai thế giới, đi đầu trong công nghiệp vũ trụ, điện hạt nhân.
nông nghiệp Sản lượng nông phẩm trong những năm 70 tăng Tbình 16%.
KH-KT 1957, là nước đầu tiên phong thành công vệ tinh nhân tạo; 1961, phóng tàu vũ trụ đưa Gagarin bay vòng quanh trái đất.
xã hội Cơ cấu XH biến đổi, trong đó công nhân chiếm hơn 55%, học vấn người dân được nâng cao
Đối ngoại thực hiện chính sách bảo vệ hoà bình thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc và giúp đỡ các nước XHCN
? Sự thành lập, mục tiêu và vai trò của các tổ chức SEV và VASAVA.
-Ngày 8/1/1949, Hội đồng tương trợ kinh tế thành lập.
-Mục tiêu: tăng cường sự hợp tác giữa các nước XHCN, thúc đẩy sự tiến bộ về kinh tế và kĩ thuật, thu hẹp dần sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa các thành viên.
-Ngày 14/5/1955, VASAVA thành lập.
-Mục tiêu: liên minh phòng thủ về quân sự và chính trị của các nước XHCN ở châu Âu.
-Vai trò: giữ dìn hoà bình, an ninh ở châu Âu và thế giới.
1. Sự khủng hoảng của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô
? Bối cảnh dẫn đến khủng hoảng...
-Năm 1973, cuộc khủng hoảng dầu mỏ bùng nổ tác động đến các nước trên thế giới trong đó có Liên xô. Liên Xô chậm đề ra những biện pháp để thích ứng dẫn đến nền kinh tế bộc lộ những dấu hiệu suy thoái (đầu những năm 80).
? Biểu hiện sự tan rã của chế độ XHCN ở Liên xô
-Tình hình chính trị phức tạp, xuất hiện tư tưởng và một số nhóm đối lập chống lại ĐCS và Nhà nước Xô Viết.
-3/1985, Goocbachốp lên nắm quyền lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên xô, tiến hành công cuộc cải tổ với nội dung "cải cách kinh tế triệt để", tiếp theo là cải cách hệ thống chính trị và đổi mới tư tưởng.
-Sai lầm: về kinh tế chuyển sang kinh tế thị trường quá vội vã, thiếu sự điều tiết của nhà nước; về chính trị thực hiện đa nguyên chính trị .
-Hậu quả: ĐCS Liên xô bị đình chỉ hoạt động, Cộng đồng các quốc gia độc lập(SNG) ra đời; 25/12/1991 chế độ XHCN ở Liên xô chấm dứt sau 74 năm tồn tại.
GV chốt lại về sự sụp đổ chế độ XHCN ở Liên xô.
-Về sự khủng hoảng của chế độ XHCN ở Đông âu GV giảng lướt qua, nhấn mạnh CHDC Đức.
-Lý do: Tác động của khủng hoảng dầu mỏ, nền kinh tế Đông Âu lâm vào tình trạng trì trễ, lòng tin của nhân dân vào ĐCS giảm sút... dẫn tới các nước XHCN Đông âu khủng khoảng gay gắt.
-Biểu hiện: Ban lãnh đạo từ bỏ quyền lãnh đạo của Đảng, chấp nhận chế độ da nguyên, đa đảng, tiến hành bàu cử.
-Hậu quả: chấm dứt chế độ CNXH; nước Đức thống nhất với sự sát nhập CHDC Đức vào CHLB Đức (3/10/90).
GV phân tích ngắn gọn 4 nguyên nhân - hs tự ghi
+Do đường lối lãnh đạo mạng tính chủ quan, duy ý chí, cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, Thiếu dân chủ và công bằng.
+Không bắt kịp bước phát triển của KHKT tiên tiến
+Khi cải tổ phạm nhiều sai lầm
+Sự phá hoại của các thế lực thù địch
? Những nét chính về tình hình Liên bang Nga trong những năm 1991 - 2000.
-Liên xô sụp đổ, Nga được kế thừa vị trí pháp lí tại HĐBA và tại các cơ quan ngoại giao của Liên xô ở nước ngoài.
-Kinh tế: 1997, tốc độ tăng trưởng là 0,5%; năm 2000, lên đến 9%.
-Chính trị: chế độ Tổng thống, tranh chấp giữa các đảng phái, xung đột sắc tộc, phong trào li khai ở Trecxnia.
-Đối ngoại, chính sách “định hướng Đại Tây Dương” ngả về phương Tây (1992/93). Từ 1994 chuyển sang “định hướng Âu – Á” khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước châu Á.
Từ 2000, V.Putin lên làm Tổng thống, Nga có nhièu chuyển biến khả quan: kinh tế phục hồi và phát triển, chính trị xã hội tương đối ổn định...