Tổng số bài gửi : 21 Join date : 12/01/2010 Đến từ : camau
Tiêu đề: ĐỊNH HƯỚNG ÔN THI TNTHPT MÔN ĐỊA LÝ Sun May 16, 2010 6:20 pm
1-Bối cảnh quốc tế những năm cuối thế kỷ XX có ảnh hưởng như thế nào đến công cuộc Đổi mới ở nước ta ? Ngày 30 – 4 – 1975, miền Nam được giải phóng hoàn toàn. Đất nước thống nhất, cả nước tập trung vào hàn gắn các vết thương chiến tranh và xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Nước ta đi lên từ một nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, lại chịu hậu quả nặng nề do chiến tranh. Bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế vào những năm cuối thập kỷ 70, đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX diễn biến hết sức phức tạp. Tất cả những điều này đã đưa nền kinh tế nước ta sau chiến tranh bị rơi vào tình trạng khủng hoảng kéo dài. Lạm phát có thời kỳ luôn ở mức 3 con số.
antoni Biên tập viên
Tổng số bài gửi : 21 Join date : 12/01/2010 Đến từ : camau
Tiêu đề: Hãy tìm các dẫn chứng về thành tựu của công cuộc Đổi mới ở nước ta. Sun May 16, 2010 6:21 pm
2-Hãy tìm các dẫn chứng về thành tựu của công cuộc Đổi mới ở nước ta. -Tính đến năm 2006, công cuộc Đổi mới của nước ta đã qua chặng đường 20 năm -Nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài. Lạm phát được đẩy lùi và kềm chế ở mức một con số. -Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao. Tỉ lệ tăng trưởng GDP từ 0,2 % vào giai đoạn 1975 - 1980 đã tăng lên 6,0 % và năm 1988, 9,5 % vào năm 1995. Mặc dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực cuối năm 1997, tốc độ tăng trưởng GDP vẫn đạt mức 4,8 % (năm 1999) và đã tăng lên 8,4 % vào năm 2005. Trong 10 nước ASEAN, tính trung bình giai đoạn 1987 – 2004, tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta là 6,9 %, chỉ đứng sau Xingapo (7,0 %) -Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cho tới đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, trong cơ cấu GDP, nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất, công nghiệp và xây dựng chiếm tỉ trọng nhỏ. Từng bước tỉ trọng của khu vực nông – lâm – ngư nghiệp giảm, đến năm 2005 đạt chỉ còn 21,0 %. Tỉ trọng của công nghiệp và xây dựng tăng nhanh nhất, đến năm 2005 đạt xấp xỉ 41 %, vượt cả tỉ trọng của khu vực dịch vụ (38,0 %). -Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ cũng chuyển biến rõ nét. Một mặt hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, phát triên các vùng chuyên canh quy mô lớn, các trung tâm công nghiệp và dịch vụ lớn. Mặt khác, những vùng sâu, vùng xa, vùng núi và biên giới, hải đảo cũng được ưu tiên phát triển. -Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nước ta đạt được những thành tựu to lớn trong xóa đói giảm nghèo, đời sống vật chất và tinh thần của đông đảo nhân dân đợc cải thiện rõ rệt. Bảng 1. Tỉ lệ nghèo của cả nước qua cuộc diều tra mức sống dân cư (%) (tính theo chuẩn nghèo chung của TCTK và của ngân hàng thế giới) Tỉ lệ nghèo 1993 1998 2002 2004 Tỉ lệ nghèo chung 58,1 37,4 28,9 19,5 Tỉ lệ nghèo lương thực 24,9 15,0 9,9 6,9
antoni Biên tập viên
Tổng số bài gửi : 21 Join date : 12/01/2010 Đến từ : camau
Tiêu đề: Hãy xác định vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ nước ta trên bản đồ Các nước Đông Nam Á. Sun May 16, 2010 6:23 pm
5. Hãy xác định vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ nước ta trên bản đồ Các nước Đông Nam Á. Trên bản đồ thế giới, nước Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á. -Bắc giáp Trung Quốc, Tây giáp Lào và Campuchia trên đất liền. -Đông và Nam giáp Biển Đông, có biên giới biển với các nước Trung Quốc, Philipin, Malaysia. Đông Nam. Giáp vịnh Thái Lan có biên giới biển với Campuchia, Thái Lan Phần trên đất liền nằm trong khung của hệ tọa độ địa lý sau : điểm cực Bắc ở vĩ độ 23o23’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang; điểm cực Nam ở vĩ độ 8o37’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau; điểm cực Tây ở kinh độ 102o10’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên và điểm cực Đông nằm ở kinh độ 109o24’Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Trên vùng biển, hệ tọa độ địa lý của nước ta còn kéo dài tới tận khoảng vĩ độ 6o50’B và từ khoảng kinh độ 101oĐ đến trên 117o20’Đ tại Biển Đông. Như vậy, Việt Nam vừa gắn liền với lục địa Á – Âu, vừa tiếp giáp với Thái Bình Dương rộng lớn. Kinh tuyến 105oĐ chạy qua đất nước khiến đại bộ phận nước ta nằm trọn trong khu vực giờ (múi giờ) thứ 7 tính từ giờ gốc (còn gọi là giờ quốc tế - GMT). Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời. Vùng đất là toàn bộ phần đất liền và các hải đảo ở nước ta với tổng diện tích là 331.212 Km2 (Niên giám thống kê 2006). Việt Nam có chủ quyền trên một vùng biển khá rộng, khoảng trên một triệu Km2 tại Biển Đông. Vùng trời Việt Nam là khoảng không gian không giới hạn độ cao, bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta; trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian của các đảo.
antoni Biên tập viên
Tổng số bài gửi : 21 Join date : 12/01/2010 Đến từ : camau
Tiêu đề: Nêu ý nghĩa của vị trí địa lý Việt Nam ? Sun May 16, 2010 6:24 pm
6. Nêu ý nghĩa của vị trí địa lý Việt Nam ? a-Ý nghĩa tự nhiên. -Vị trí địa lý đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc, có nền nhiệt độ cao, chan hòa ánh nắng, lại nằm trong khu vực ảnh hưởng của chế độ gió Mậu dịch và gió mùa châu Á, khu vực gió mùa điển hình nhất trên thế giới, nên khí hậu có hai mùa rõ rệt . Tác động của các khối khí di chuyển qua biển kết hợp với vai trò của Biển Đông – nguồn dự trữ dồi dào về nhiệt và ẩm, đã làm cho thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. Vì thế thảm thực vật ở nước ta bốn mùa xanh tốt, rất giàu sức sống khác hẳn với thiên nhiên một số nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Bắc Phi. -Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương; liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương; trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật nên có nhiều tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật vô cùng quý giá. -Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên thành các vùng tự nhiên khác nhau giữa miền Bắc với miền Nam, giữa miền núi và đồng bằng, ven biển, hải đảo. -Nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai; bão, lũ lụt, hạn hán thường xảy ra hằng năm nên cần có biện pháp phòng chống tích cực và chủ động. b-Ý nghĩa kinh tế, văn hóa – xã hội và quốc phòng. Việt Nam có mối quan hệ qua lại thuận lợi với các nước láng giềng, các nước trong khu vực và với các nước khác trên thế giới nhờ có vị trí địa lý khá thuận lợi. -Về kinh tế. Việt Nam nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng với nhiều cảng biển như : Cái Lân, Hải Phòng, Đà Nẵng, Saigon và các sân bay quốc tế : Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất… Các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á, các đường hàng không nối liền các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và thế giới tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta giao lưu với các nước. Hơn thế nữa, nước ta còn là cửa ngõ mở lối ra biển thuận lợi cho Lào, các khu vực đông bắc Thái Lan, Campuchea và khu vực Tây Nam Trung Quốc. Vị trí địa lý thuận lợi của nước ta có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. -Về văn hóa – xã hội. Vị trí liền kề cùng với nhiều nét tường đồng về lịch sử, văn hóa – xã hội và mối giao lưu lâu đời với các nước trong khu vực đã tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước, đặc biệt với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á. -Về an ninh quốc phòng. Theo quan điểm địa lý chính trị và địa lý quân sự, nước ta có vị trí đặc biệt quan trọng ở vùng Đông Nam Á, một khu vực kinh tế rất năng động và nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới. Đặc biệt Biển Đông đối với nước ta là một hướng chiến lược có ý nghĩa sống còn trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.
antoni Biên tập viên
Tổng số bài gửi : 21 Join date : 12/01/2010 Đến từ : camau
Tiêu đề: Nêu những thế mạnh và hạn chế của thiên nhiên khu vực ... Sun May 16, 2010 6:25 pm
Nêu những thế mạnh và hạn chế của thiên nhiên khu vực đồi núi và khu vực đồng bằng đối với phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. a-Khu vực đồi núi. -Các thế mạnh. Hãy nêu các thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của khu vực đồi núi. +Khoáng sản : Khu vực đồi núi tập trung nhiều loại khoáng sản có nguồn gốc nội sinh như đồng, chì, thiếc, sắt, pyrit, niken, crôm, vàng, vonfram… và các khoáng sản ngoại sinh như bôxit, apatit, đá vôi, than đá, vật liệu xây dựng. Đó là nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiêp. +Rừng và đất trồng : Tạo cơ sở phát triển nền lâm – nôngnghiệp nhiệt đới. Rừng giàu về thành phần loài động, thực vật; trong đó nhiều loài quý hiếm tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới. Miền núi nước ta còn có các bề mặt cao nguyên và các thung lũng tạo thuận lợi cho việc hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi đại gia súc. Ngoài các cây trồng, vật nuôi nhiệt đới, ở vùng cao còn có thể nuôi trồng được các loài động, thực vật cận nhiệt và ôn đới. Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du thích hợp để trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả và cả cây lương thực. +Nguồn thủy năng : Các con sông ở miền núi nước ta có tiềm năng thủy điện lớn. +Tiềm năng du lịch : Có nhiều điều kiện để phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng… nhất là du lịch sinh thái. -Các mặt hạn chế. Ở nhiều vùng núi, địa hình bị chia cắt mạnh, lắm sông ngòi, hẻm vực, sườn dốc, gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng. Do mưa nhiều, độ dốc lớn, miền núi còn là nơi xảy ra nhiều thiên tai như lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất. Các thiên tai khác như lốc, mưa đá, sương muối, rét hại … thường xảy ra, gây ảnh hưởng lớn tới sản xuất và đời sống dân cư.