THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP NHẬN THỨC
TRONG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ Ở BẬC THPT
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ
Trước xu thế đổi mới nội dung và phương pháp dạy học lịch sử theo hướng tích cực hóa các họat động nhận thức của học sinh, nhiều giáo viên đã mạnh dạn tìm tòi và đã cố gắng tiến hành thiết kế bài tập nhận thức để vận dụng trong quá trình giảng dạy. Tất nhiên trong quá trình thiết kế bài tập nhận thức họ cũng gặp không ít khó khăn. Để có thể khắc phục được những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thiết kế bài tập nhận thức, Tôi đưa ra một ý kiến mà tôi đã thực hiện thành công trong năm học 2008 – 2009 để các Thầy cô bộ môn tham khảo.
II. NỘI DUNG
1. Phương pháp thiết kế bài tập nhận thức trong dạy học lịch sử trường trung học phổ thông (THPT).
- Để thiết kế một bài tập nhận thức, qua đó giúp học sinh nắm được, lĩnh hội được nội dung chính, những sự kiện cơ bản của một bài, chương hay của một khóa trình lịch sử người dạy phải biết thiết kế bài tập.
- Trước hết, chúng ta phải xác định mục đích, yêu cầu và nội dung chính của bài học hoặc của một chương, một khóa trình. Việc xác định mục đích, yêu cầu phải gắn với mục tiêu giáo dục đã được đặt ra.
- Trong thực tế, nội dung của một khóa trình dạy học nó được tạo thành bới các yếu tố: mục đích, nội dung, người dạy và phương pháp truyền thụ. Xác định được mục đích, nội dung chính của bài, chương, hay của một khóa trình lịch sử; cho phép chúng ta thiết kế được một bai ftập sát hợp với đối tượng, của chủ thể nhận thức. Lịch sử xã hội loài người diễn ra quanh co khúc khỉu, với nhiều sự kiện chồng chéo, do đó bài tập nhận thức sẽ tạo cho học sinh cơ hội nắm bắt được sự kiện chính, cơ bản và chính xác.
Rõ ràng bài tập nhận thức phải phản ánh được nội dung chính của bài mới đem lại hiệu quả giáo dục cao. Nghĩa là trước khi thiết kế BT, chúng ta nhất thiết phải xác định được nội dung chính của bài học. Bên cạnh đó, chúng ta còn phải nắm được các loại bài tập để vận dụng cho phù hợp với đối tượng học sinh.
Bấy giờ chúng ta lấy khóa trình lịch sử cận đại thế giới Sách giáo khoa 11 ban nâng cao để xác định những nội dung chính của khóa trình lịch sử đó.
Có thể xác định được nội dung chính yếu cần đạt được trong khóa trình trên ổ các điểm sau:
Cách mạng tư sản và sự xác lập của chủ nghĩa tư bản trên phạm vi toàn thế giới.
Tuy các cuộc cách mạng diễn ra ở những mức độ và hình thức khác nhau và chúng không có thể đáp ứng được yêu cầu nguyện vọng của quần chúng nhân dân lao động nhưng bản thân các cuộc cách mạng đó đã làm được cái việc lớn lao - lật đổ chế độ phong kiến đã mục ruỗng, đang cản trở lực lượng sản xuất và tiến bộ lịch sử loài người.
Trên đống tro tàn đổ nát với một chuyền quân chủ chuyên chế trước đây, nay giai cấp tư sản đã tạo dnựg một thiết chế nhà nước mới tiến bộ hơn - chế độ đại nghị dân chủ. Thành quả lớn nhất của cách mạng tư sản là đã giải phóng được sức sản xuất tư bản chủ nghĩa và cũng từ đó thúc đẩy sự ra đời của cuộc cách mạng công nghiệp.
- Sự chuyển sang chủ nghĩa tư bản độc quyền (CNĐQ), những tiến bộ về kĩ thuật, việc sử dụng những nguồn năng lượng mới.... đã tạo ra khả năng có thể xâydựng các ngành công nghiệp với quy mô lớn. Quá trình cạnh tranh trên cũng đưa đến một hệ quả tất yếu là sự phá sản các cơ sở sản xuất nhỏ, cùng với nó là tài sản sẽ tập trung vào tay một số nhà tư bản lớn. Xu hướng tập trung sản xuất và tập trung tư bản đã dẫn đến sự ra đời các công ty độc quyền dưới các hình thức: Các ten, xanh đi ca, tơ rớt. Sự cạnh tranh trong sản xuất, sự cuất khẩu tư bản nó kéo theo sự xâm chiếm thuộc địa và tranh chấp thực địa của chủ nghĩa thực dân.... Tất cả đó là dấu hiệu của quá trình chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản do cạnh tranh sang chủ nghĩa tư bản độc quyền.
+ Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học và các tổ chức đảng công nhân là biểu hiện sinh động sự phát triển của phong trào công nhân và là kết quả tất yếu trong sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Đúng như tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đã khắng định: "Chủ nghĩa tư bản tự đào mồ chôn chính nó". Công xã Pa Ri (1871), cách mạng dân chủ tư sản và cuộc cách mạng tháng Mười Nga, là những minh chứng quan trọng về sự thắng lợi của học thuyết C.Mác.
+ Sự phát triển của chủ nghĩa tư sản, sự xâm chiếm thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, đã dẫn tới cuộc đấu tranh chống xâm lược của các dân tộc ở Á, Phi, Mĩ la Tinh.
+ Sự phát triển rực rỡ của khoa học-kỹ thuật và văn học nghệ thuật thời cận đại....
+ Cuộc đấu tranh thế giới lần thư nhất, là biểu hiện sinh động của sự phát triển không đều của chủ nghĩa đế quốc, dẫn đến cuộc đấu tranh để chia lại thị trường thế giới.
2. Quy trình thiết kế bài tập nhận thức:
Nói nôm na, đây là các bước tiến hành thiết kế bài tập nhận thức, tức là trình tự tiến hành thiết kế một bài tập. Tùy theo điều kiện khách quan, tính chủ quan của cá nhân chúng ta có thể tiến hành theo các bước sau đây:
- Phân tích mục đích giáo dưỡng, giáo dục của bài học (phần này chúng ta thường xác định trong mục tiêu của bài học: kiến thức, kĩ năng, tư tưởng tình cảm.
- Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách giáo viên và các tài liệu khác có liên quan.
- Có thể nói đây là những"nguyên liệu" để tạo ra sản phẩm bài tập.
- Chúng ta còn phải dựa vào các yếu tố: Đặc điểm trình độ nhận thức của học sinh, tính chất các loại bài học và cả phương pháp dạy học để thiết kế BT.
- Sau khi thiết kế xong, chúng ta còn phải kiểm tra lại BT, đồng thời xác định phương án trả lời.
- Cuối cùng là phải xác định phương pháp sử dụng bài tập nhận thức để đạt được hiệu quả cao nhất.
3. Phương pháp sử dụng bài tập nhận thức.
Trong điều kiện hiện nay, việc giảng dạy và học tập bộ môn lịch sử vẫn còn nhiều bất cập như: Chương trình sách giáo khoa khá nặng nề, quá tải, về kết cấu các nội dung, về thời lượng của chương trình. Tất cả các vấn đề đó đã gây không ít khó khăn cho việc dạy, học lịch sử ở trường trung học phổ thống hiện nay. Túy vậy, việc vânh dụng bài tập nhận thức phù hợp sẽ đem lại hiệu quả trong quá trình dạy học. Chúng ta có thể vận dụng bài tập nhận thức trong các trường hợp sau đây:
- Sử dụng bài tập nhận thức đầu giừo học để tạo tình huống có vấn đề và đặt mục tiêu nhận thức cho học sinh. Với trường hợp này thông qua bài học tại lớp học sinh có thể tự tìm lời giải hoặc về nhà các em tự giải bài.
- Giáo viên đặt câu hỏi nhận thức, trong giờ dạy trùng với một phần kiến thức trong bài để thay thế cho phần nội dung đó. Trường hợp này giáo viên hướng dẫn và cùng với học sinh giải bài tập để các em chủ động trong khi tiếp thu kiến thức.
- Sử dụng bài tập vào tiết ôn tập để học sinh nắm vững được khái quát hóa nội dung của quá trình lịch sử hoặc của một chương... Bây giừo chúng ta cùng nhau thiết kế một số bài tập cụ thể trong phần lịch sử thế giới cận đại.
4. Thiết kế một số bài tập.
* Bài tập 1: Nói về sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Anh hồi thế kkỷ XVII, một người đương thời kể rằng:"Trong một phòng làm việc rộng và dài có 200 công nhân làm thuê trên 200 chiếc máy dệt. tát cả làm theo hàng bên cạnh mỗi người có một em nhỏ ngồi chuẩn bị thoi dệt. Cùng lúc ở phòng khác có 100 người đàn bà đang chải len, một phòng khác có 100 cô gái đang kéo sợi không ngừng tay; 50 người lựa len thô và tinh. Một phòng khác có 50 người thợ nhuộm, 50 thợ in hoa lên vải.
- Qua lời kể trên, em hãy tự rút ra những điểm khác nhau giữa nền sản xuất tư bản chủ nghĩa với công trường thủ công thời trung đại?.
* Bài tập 2: (Thiết kế cho bài chiến tranh dành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ...).
Trong tuyên ngôn độc lập của nước Mĩ năm 1776 có đoạn viết:"Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, tạo hóa cho họ những quyền bất khả xâm phạm. Quyền sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc, bên cạnh đó tuyên ngôn cũng thừa nhận quyền lực của giai cấp tư sản, của người da trắng không thủ tiêu chế độ nô lệ. Em có nhận xét gì về bản tuyên ngôn này/.
* Bài tập 3: (Thiết kế cho bài cách mạng tư sản Pháp cuổi thế kỉ XVIII-lịch sử 11 ban nâng cao).
Những chính sách mà phái Gia Cô Banh giải quyết cho quần chúng nhân dân, chính sách nào dưới đây có ý nghĩa nhất đối với nông dân nghèo?.
+ Chia ruộng đất ra từng mảnh nhỏ và bán trả trong thời gian 10 năm.
+ Trả lại về việc cho nông dân sử dụng đất công bị lãnh chúa chiếm.
+ Xóa bỏ đặc quyền và phụ thu phong kiến.
* Bài tập 4: Vấn đề cuộc CM tư sản Pháp.
Cách mạng tư sản pháp (1789-1799) đạt đến đỉnh cao là thời chuyên chính dân chủ Gia Cô Banh (Từ 2-6-1793 đến 27-7-11794). Vì sao thời kỳ này là đỉnh cao? Nguyên nhân dẫn đến đỉnh cao?.
* Bài tập 5: Vận dụng cho bài cách mạng tư sản Anh (Thế kỉ XVII).
Vì sao cách mạng tư sản Anh mang tính bảo thủ, còn cách mạng tư sản Pháp mạng tinh triệt để hơn?.
* Bài tập 6: Thiết cho bài 7: Hoàn thành cách mạng tư sản ở Châu Âu và Mĩ (giữa thế kỉ XIX).
Nửa đầu thế kỉ XIX, Nga là một nước phong kiến lạc hậu hơn so với các nước tư bản phương tây;cũng là nước duy nhất không chịu ảnh hưởng của cuộc cách mạng năm 1848. Bấy giờ Nga vẫn là nước phong kiến lạc hậu, quan hệ sản xuất phong kiến nông nô chiếm địa vị thống trị do đó mâu thuẫn xã hôi trở nên sâu sắc.
Để đe dọa mâu thuẫn ấy và giữ vững ngai vàng của mình Nga Hoàng A Lếch Xan II đã kí sắc lệnh giải phóng nông nô. Theo em, việc làm đó có lợi cho sự phát triển hay đất nước không? Giải thích vì sao?.
* Bài tập 7: Về học thuyết C.Mác.
Chủ nghĩa Mác do Mác và Ăng Ghen sáng lập vào giữua thế kỉ XIX được coi là một cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng loài người. Em hãy giải thích nhận định trên.
Chúng ta thực hành một bài cụ thể trong các bài tập đã nêu ở trên (Lấy bài số 1).
Nói về sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Anh hồi thế kỉ XVII một người đương thời kể lại rằng: "Trong một phòng làm việc có 200 công nhân làm thuê trên 200 chiếc máy dệt tất cả làm theo hàng. Bên cạnh đó mỗi người có một em nhỏ ngồi chúẩn bị thoi dệt, cùng lúc ở phòng khác có 100 người đần bà đang chải len, một phòng khác có 100 cô gái đang kéo sợi không ngừng tay, 50 người ngồi lựa len thô và tinh. Một phòng khác có 50 người thợ nhuộm, 50 người thợ in hoa lêm vải...".
Qua lời kể trên em hãy tự rút ra sự khác nhau giữa nền sản xuất tư bản chủ nghĩa với công trình thủ công thời trung đại?.
Chúng ta làm các bước như sau:
* Xác định mục đích, yêu cầu và nội dung chính của bài: Bài 6 Cách mạng công nghiệp nửa đầu thế kỉ XVIII-giữa thế kỉ XIX.
- Cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra đầu tiên ở Anh, sau đó lan ra các nước khác nó củng cố và sự thắng lợi của phát triển chủ nghĩa tư bản.
- Những thành tựu và hệ quả của cách mạng công nghiệp.
- Qua bài thấy được sự tiến bộ vượt bậc của LLSX-TBCN để từ đó học sinh thấy được vì sao đảng ta dã và đang xác định đường lối CNH-HĐH để không ngừng học tập tu dưỡng góp phần của mình trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
- So với hình thức sản xuất trong công trình thủ công thời trung đại, hình thức sản xuất trên tến bộ hơn và do đó năng xuất lao động cũng tăng lên rất nhiều lần. Công trình thủ công thời trung đại đó là một đơn vị sản xuất trên cơ sở phân công lao động và kỹ thuật làm bằng tay là chủ yếu. Nó tồn tại và phát triển ở các thành thị Tây Âu từ thế kỉ XVđến thế kỉ XVII kỹ thuật sản xuất trong công trình thủ công kết hợp vừa băng tay vừa bằng máy móc bước đầu có sự chuyên môn hóa, quan hệ sản xuất là chủ và thợ.
- Còn kiểu sản xuất theo lời kể trên hoàn toàn theo dây chuyền và đã chuyên môn hóa hoàn toàn từ khâu chuẩn bị sợi, phân loại sợi, đệt và cả việc nhuộm cuối cùng là một sản phẩm hoàn chỉnh có thể đưa ra thị trường tiêu thụ.
- Quan hệ sản xuất trong hình thức sản xuất trên là quan hệ giữa ngưỡi làm thuê (công nhân) với nhà tư bản - quan hệ bóc lột sức lao động.
Rõ ràng sản xuất theo cách thức trên nó là nền sản xuất tư bản chủ nghĩa khác so với cách sản xuất trong công trình thủ công thời trung đại. Sản xuất trong công trình thủ công chỉ là bước quá độ chuẩn bị cho việ chuyển sang giai đoạn sản xuất bằng máy móc của chủ nghĩa tư bản ở thời kì sau.
- Sau cùng chúng ta liên hệ đến công cuộc công nghiệp hóa của nhà nước từ đó xác định nhiệm vụ của học sinh trong sự nghệp CNH-HĐH hiện nay.
*Bài tập 8. Thiết kế hệ thống bài tập nhận thức cho bài 34: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1858 – 1884) (sgk LS 11 NC)
? Tình hình chính trị-ktế-xh Việt Nam giữa thế kỉ XIX
+Chế độ quân chủ chuyên chế, đề cao Nho giáo; tệ quan tham, ô lãi…
+Thực hiện chính sách bế quan toả cảng với P. tây, cấm đạo và bài xích thiên chúa giáo
+Quân đội, vũ khí lạc hậu
+Kinh tế công, nông, thương nghiệp ngày càng suy sút
+Đời sống nông dân cực khổ: sưu thuế, lao dịch nặng nề, thiên tai, dịch bệnh =>chết đói
=> 400 cuộc khởi nghĩa, tiêu biểu: Phan Bá Vành, Cao Bá Quát, Lê Văn Khôi, Nông Văn Vân,….
=>Sự bất lợi trước nguy cơ xâm lược của TD Pháp
? Nguyên nhân các nước TB đẩy mạnh xâm lược phương Đông. Tình thế của Việt Nam trong bối cảnh đó.
+Nhu cầu thị trường, nguyên liệu, nhân công của CNTB
+Phương Đông đất rộng, người đông, giàu tài nguyên
+BĐN giúp Nguyễn đánh Trịnh, Hà Lan giúp Trịnh đánh Nguyễn; Pháp (Bá Đa Lộc) giúp Nguyễn Ánh chống Tây Sơn,…
+Việt Nam đứng trước tình thế bị thực dân Pháp xâm lược
? Từ TKXVIII đến nửa đầu TKXIX, TD Pháp xâm nhập vào Việt Nam bằng con đường nào. Tại sao Pháp chọn con đường đó.
+Từ TKXVII – đầu XIX, Pháp xâm nhập vào Việt Nam thông quan con đường buôn bán và truyền đạo. Vì ít tốn kém.
? Tại sao mãi đến năm 1856, CP Pháp mới quyết định đánh chiếm Việt Nam (Vì trước 1856, Pháp đang giành thuộc địa Ấn, Canada, TQ)
? Pháp đã tìm cớ gì để cuẩn bị xâm lược Việt Nam
+9/1856, Pháp đưa tàu chiến đến Đà Nẵng, đưa quốc thư cho Triều đình Huế nhưng bị khước từ.
+1/1857, xin được truyền đạo và buôn bán, nhà Nguyễn từ chối
+7/1857, Na-po-le-ong III, quyết định đưa quân tới Việt Nam với cớ nhà Nguyễn không nhận quốc thư, làm nhục nước Pháp, và việc nhà Nguyễn giết giáo sĩ người Pháp, kêu gọi Tây Ban Nha phối hợp đánh Việt Nam.
+31/8/1859, liên quân Pháp – TBN kéo vào cửa biển Đà Nẵng chuẩn bị nổ súng xâm lược Việt Nam.
? Tại sao Pháp lại chọn Đà Nẵng làm điểm nổ súng đầu tiên
+Đà nẵng có vị trí chiến lược quan trọng
+Có cảng sâu, hậu phương là nam – ngãi, có giáo dân ủng hộ
+Dùng Đà Nẵng làm bàn đạp tấn công Huế
? Lực lượng của địch được bố trí ra sao
Liến quân Pháp – TBN có 3000 quân, được bố trí trên 14 tàu chiến, trang bị vũ khí hiện đại
? Cuộc chiến diễn ra tại Đà Nẵng như thế nào
-1/9/1858, Pháp – TBN nổ sung, đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà
-Nhân dân địa phương phối hợp với quân Triều đình (Nguyễn Tri phương) chiến đấu, thực hiện “vườn không nhà trống”. Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp bị thất bại
? Tại sao Pháp lại đánh vào Gia Định mà không đánh ra Bắc kì ngay
+ Gia Định xa Trung Quốc sẽ tránh được sự can thiệp của nhà Thanh.
+ Xa kinh đô Huế sẽ tranh được sự tiếp viện của triều đình Huế.
+ Chiếm được Gia Định coi như là chiếm được kho lúa gạo của triều đình Huế, gây khó khăn cho triều đình.
+ Đánh xong Gia Định sẽ theo đường sông Cửu Long, đánh ngược lên Campuchia làm chủ lưu vực sông Mê Kông.
+ Hơn nữa lúc này người Pháp phải hành động gấp vì tư bản Anh sau khi chiếm Singapo và Hương cảng cũng đang ngấp nghé chiếm Sài Gòn để nối liền cửa biển quan trọng trên.
? Quân Pháp đã gặp những khó khăn gì trên chiến trường Gia Định
+9/21859, Pháp từ Vũng Tàu theo sông Cần Giờ tiến vào Gia Định, đã gặp sức chống cự quyết liệt của quân dân ta, nên mãi đến 17/2, chúng mới chiếm được thành. Nhưng sau đó, trước sự bám sát tiêu diệt của nghĩa quân, Pháp hoảng sợ phải phá thành rút xuống tàu.
+Pháp phải đưa quân ở Gia Định, Đà Nẵng sang Trung Quốc tham chiến. Tại Gia Định chỉ còn 1000 quân, rải dài 10km.
? Tại sao Pháp vẫn đứng chân được ở Gia Định trước những khó khăn
+3/1860, Nguyễn Tri Phương không tổ chức đánh địch ngay mà gấp rút xây hệ thống phòng ngự kiên cố, Đại đòn Chí Hoà là trung tâm. (sai lầm => mất cơ hội tiêu diệt địch).
+23/2/1861, sau khi kí Hiệp ước Bắc Kinh, Pháp mở cuộc tấn công vào Đại đồn Chí Hoà nhanh chóng thắng lợi. đến 3/1862, Pháp đã chiếm 3 tỉnh miền đông (Gia Định, Định Tường, Biên Hoà) và 1 tỉnh Tây Nam Kì (Vĩnh Long)
? Thái độ của nhân dân trước hành động xâm lược của Pháp
-Ngay từ đầu nhân dân đã đứng lên k/c chống Pháp: Đốc học Phạm Văn Nghị, Trương Định, Trần Chí Thiện, Nguyễn Trung Trực,… khiến cho Pháp vô cùng bối rối (Chiếm đóng><bình định)
? Vì sao nhà Ngyễn kí kết Hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862)
+Sự thất bại liên tiếp khiên quan quân nhà Nguyễn nạn chí, thiếu tin tưởng, lúng túng rồi đi vào con đường thoả hiệp
+Tính toán thiệt hơn; nuôi ảo tưởng trong chờ vào “lương tâm, hảo ý” của Pháp; muốn hạn chế sự chiếm đất của chúng bắng việc chia sẻ quyền thống trị;
? Nội dung, hậu quả của Hiệp ước Nhâm Tuất
+Nhượng hẳn cho Pháp 3 tỉnh miền đông và đảo côn lôn; bồi thường 20 triệu quan; mở 3 cửa biển Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho thương nhân Pháp và TBN, có nghĩa vụ giải tán phong trào chống Pháp ở 3 tỉnh miền Đông để đổi lấy việc Pháp trả thành Vĩnh Long…. (Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp kí với Pháp tại Sài Gòn)
+Vi phạm chủ quyền đất nước, đi ngược với lợi ích nhân dân, tạo điều kiện cho Pháp lấn tới. Từ đây, nghĩa quân chiến đấu đơn độc đối phó với kẻ thù.
? Trước và sau Hiệp ước 1862, phong trào k/c của nhân dân ta đã phát triển như thế nào:
+ Trước, cùng với triều đình đánh Pháp
+ Sau, kết hợp 2 nhiệm vụ chống xâm lược và chống phong kiến đầu hàng.
? Đặc điểm nổi bật của phong trào (quy tụ thành những trung tâm k/c lớn, tổ chức ngày càng chặt chẽ, điển hình là cuộc k/n Trương Định)
? K/c ở 3 tỉnh miền Tây Nam kì
-Hiệp ước 1862, Nhà Nguyễn ngăn cản phong trào k/c ở Nam kì (Phan Thanh Giản chủ trương “dĩ hoà vi quí”, Lâm Duy Hiệp “tuỳ cơ ứng biến”, đàn áp k/n ở bắc kì, mải mê với việc chuộc đất, đã gián tiếp tạo điều kiện cho Pháp lấn tới.
-Sau khi cô lập 3 tỉnh miền Tây bằng việc chiếm đóng CPC, củng cố bộ máy cai trị ở 3 tỉnh miền Đông, Pháp thực hiện kế hoạch thanh toán nốt 3 tỉnh miền Tây nam kì Vĩnh long, An Giang, Hà Tiên thì Phan Thanh Giản không chống cự, ngược lại ông còn gửi thư yêu cầu các tỉnh nộp thành để khỏi đổ máu vô ích, kết quả chỉ trong vòng 5 ngày (20-24/6/1867) không tốn 1 viên đạn.
-Phong trào nhân dân gặp nhiều khó khăn, nhưng vẫn tiếp tục lan rộng nhiều nơi: Bến Tre có Phan Tôn, Phan Liêm, Rạch Giá có Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân ở Long Trì, phong trào Tị địa chống địch lập chính quyền mới,.. Kết quả thất bại do: tương quan lực lượng, thái độ phản bội của triều đình. Tuy vậy cũng đã làm chậm quá trình mở rộng xâm lược và thiết lập bộ máy cai trị
? Âm mưu của Pháp sau khi chiếm được Nam Kì:
+ biến Nam kì thành bàn dạp tấn công Bắc, Trung kì:
+Vừa củng cố bộ máy cai trị, mở trường đào tạo tay sai
+Vừa tăng cường bóc lột nhân dân.
? Trước âm mưu của Pháp, Nhà Nguyễn đã làm gì
+Tăng cường bóc lột để chi dùng và bồi thường chiến phí
+Khước từ cải cách
+Nông – công – thương bỏ bê, tài chính thiếu hụt
+Thương lượng với Pháp để hạn chế sự chém cắt.
=>đời sống nhân dân cực khổ, nhiều cuộc k/n bùng nổ.
? Kế hoạch của Pháp đánh chiếm Hà Nội…
+Tung gián điệp ra bắc kì, liên kết với Duy-py, xây dựng nội ứng
+Lấy cớ giải quyết vụ Duy-py để đưa quân ra Bắc.
+20/11/1873, Gac-ni-ê cho quân tấn công Hà Thành
+12/12/1873, các tỉnh đòng bằng Bắc kì đã lọt vào tay giặc.
Cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì
? Thái độ của nhân dân và nhà Nguyễn như thế nào
-Quân dân ta chống trả quyết liệt, tiêu biểu: nhân dân ở Phủ Lí, Hưng yên, Hải Dương, Nam Định, trận Cầu Giấy (21/12/873) =>Pháp hoang mang
-Nhà Nguyễn: + cuộc chiến của Nguyễn Tri Phương (500 quân ><300 tên), của Chưởng Cơ =>sự yếu kém thiếu quyết tâm đánh giặc của quan quân nhà nguyễn.
+ Trận Cầu Giấy đã tạo thời cơ để giành thắng lợi, nhưng nhà Nguyễn lại đình hoạt động quân sự để kí với Pháp hiệp ước Giáp Tuất (15/3/1874) => chính nhà Nguyễn đã cứu quân pháp khỏi bị tiêu diệt.
? Nội dung, tính chất của hiệp ước Giáp Tuất
+Nội dung (sgk)
+Tình chất: nền ngoại giao của ta bị lệ thuộc vào Pháp, thị trường trong nước thành thị trường riêng của Pháp, mất một phần quan trọng độc lập chủ quyền.
Tình hình nước ta sau Hiệp ước 1874
? Tình hình nước ta sau hiệp ước Giáp Tuất
-Phản ứng của nhân dân với đỉnh cao là cuộc k/n ở Nghệ An và Hà Tỉnh 1874, do 1 số văn thân sĩ phu lãnh đạo (mới)
-Đời sống nhân dân cực khổ, làng xóm tiêu điều,..
-Bọn thổ, hải phỉ hoành hành ở biên giới.
=>Đất nước rơi vào tình trạng rối ren cực độ.
-Nhà Nguyễn tiếp tục cự tuyệt đề nghị canh tân của nhiều sĩ phu yêu nước
Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc kì lần 2 (1882/83)
? Vì sao từ sau 1874, Pháp lại quyết tâm chiếm bằng được Bắc kì
+1878, các nước Anh, Đức, TBN đẩy mạnh giao thiệp với nhà Nguyễn
+Bắc kì, đông dân, nhiều tài nguyên
+Tình hình Việt Nam có thuận lợi cho Pháp
? Pháp thực hiện âm mưu đánh Bắc kì lần 2 như thế nào
+viện cớ nhà Nguyễn không thực hiện đúng điều khoản hiệp ước 1874.
+Từ 3/4/1882 đến 25/4/1882, Ri-vi-e đưa quân khiêu khích rồi đánh thành Hà Nội, sau đó chiếm hầu hết các tỉnh ở đồng bằng bắc kì (3/1883).
? Tại sao Pháp có thể làm được như vậy
+Nhà Nguyễn hoang mang, khiếp nhước, cầu cứu quân Thanh
+Quân Thanh cấu kết với Pháp
+Quân Pháp lợi dung hiệp ưowcs 1874, tung gián điệp ra bắc, liên lạc với các giáo sĩ, trà trộn vào dân, kích dộng dân chống triều đình..
=> Khả năng chống trả Pháp yếu.
? Nhân dân Hà Nội và các tỉnh đồng bằng bắc kì chống Pháp như thế nào
họ có ý thức chuẩn bị, rút k/nghiệm lần trước, sáng tạo ra nhiều cách đánh, trong ngoài hỗ trợ cho nhau. giặc đi tới đâu cũng vấp phải sự kháng cự của dân
? Qua trận Cầu Giấy lần 2 em có suy nghĩ gì
=>tinh thần của nhân dân ca hơn quân đội triều đình. Nếu có sự chỉ đạo thống nhất, động viên kịp thời, họ sẽ trở thành lực lượng đáng kể để đối phó với Pháp.
? Tình hình Việt Nam sau trận Cầu Giấy lần 2. Tại sao Pháp không giảng hoà như trước.
+Nhân dân quyết tâm
+Pháp hoang mang
+Triều đình tiếp tục đường lối hoà hoãn
+Pháp không giảng hoà, do CP Pháp vận động đẩy mạnh chiến tranh, gửi viện binh, mở cuộc tấn công Huế buộc nhà Nguyễn đầu hàng
Quân Pháp tấn công cửa biển Thuận An. Hiệp ước Hacmang (1883) và Hiệp ước Patonot (1884)
? Hoàn cảnh, nội dung Hiệp ước Hacmang và patơnot
+Tự Đức mất, Chủ chiến><chủ hoà
+Sau khi chiếm Thuận An (20/8/1883)
+Đánh lừa tâm lí, xoa dịu phản ứng trong các quan lại triều đình
+Nội dung (sgk)
=>công nhận nền bảo hộ của Pháp trên tàn bộ nước ta
* Đã có phương án giải bài tập việc cuối cùng là chúng ta vận dụng để thực hành tại lớp.
Trên đây là một vài ví dụ trong quá trình chúng ta triển khai các bước thiết kế, sử dụng bài tập nhận thức trong giảng dạy bài cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII-XIX.
III. KẾT LUẬN
Bài tập nhận thức một khâu quan trọng trong quá trình dạy học lịch sử ở trường THPT. Làm tốt công việc này chúng ta đã góp phần quan trọng đối với việc đổi mới phương pháp giáo dục của hiện nay. Hiện nay việc dạy và học môn Lịch sử còn nhiều còn bàn cãi ví như chương trình sách giáo khoa, thời lượng chương trình. Phần lớn nội dụng trong SGK là nặng nề, có quá nhiều sự kiện nên học sinh không nhớ hết nội dung chính.
Để khắc phục phần nào những bất cập trên việc thiết kế và sử dụng bài tập nhận thức góp phần giúp người học lĩnh hội được kiến thức cơ bản từ đó hiểu được lịch sử. Tất nhiên để thiết kế được bài tập nhận thức đòi hỏi tốn kém về thời gian và công sức của người dạy. Nhưng chúng ta cũng phải làm tốt việc này mới có thể tạo cho học sinh một thói quen trong quá trình học tập lịch sử.