Câu 1: Lập niên biểu các cuộc cách mạng tư sản đầu thời Cận đại. (2 điểm).
Câu 2: Tình hình nước Pháp trước 1789 như thế nào? Vì sao nói thời kỳ chuyên chính Gia Côbanh là đỉnh cao của cách mạng tư sản Pháp? (5 điểm).
Câu 3: Vì sao người ta gọi CNĐQ Anh là CNĐQ thực dân, CNĐQ Pháp là CNĐQ cho vay lãi, CNĐQ Đức là CNĐQ quân phiệt hiếu chiến? (5 điểm).
Gởi ý làm bài
Câu 1: Lập niên biểu….
T.Tự Tên cuộc cách mạng Thời gian Điểm
1 Cách mạng tư sản Nê- đéc - lan 1566 0,25
2 Cách mạng tư sản Anh 1642- 1689 0,25
3 Cách mạng tư sản Pháp 1789- 1799 0,25
4 Chiến tranh giành độc lập....Bắc mỹ 1775- 1783 0,25
5 Cuộc đấu tranh thống nhất Đức 1871 0,25
6 Cuộc đấu tranh Italia 1870 0,25
7 Cải cách nông nô ở Nga 1861 0,25
8 Nội chiến ở Mỹ 1861-1865 0,25
Câu 2: Tình hình nước Pháp......Vì sao nói thời kỳ chuyên chính Gia cô banh là...(5 đ)
*Tình hình nước Pháp trước 1789: (2 điểm).
Đến cuối TK XVIII, Pháp vẫn là nước phong kiến và cơ bản là một nước nông nghiệp.
+ Về kinh tế: (0,75 đ).
Nông nghiệp còn rất lạc hậu , đất đai sinh lợi ít, nhiều vùng bỏ hoang, gia súc lớn hiếm, phân bón không có, kỷ thuật thô sơ…
Công nghiệp bắt đầu phát triển đặc biệt là ngành công nghiệp bông, tơ lụa, luyện kim…. việc sử dụng máy móc khá phổ biến. Công nghiệp chiếm vị trí khá quan trọng trong nền kinh tế nhưng bị chế độ phong kiến kìm hãm. Thị trường trong nước nhỏ, hẹp, sức mua thấp, hàng rào thuế quan cản trở lưu thông hàng hoá…
+Về chính trị: ( 0,25)
Vua Lu I TK XVI có quyền tối thượng và vô hạn.
+Về xã hội: (0,75).
Xã hội pháp năm 1789 chẳng có gì khác so với 500 năm trước. Xã hội phân chia thành ba đẳng cấp: Tăng lữ, Quý tộc và đẳng cấp thứ ba…
Quý tộc, Tăng lữ có nhiều đặc quyền còn đẳng cấp thứ ba bao gồm tư sản, nông dân, bình dân thành thị. Đẳng cấp này chiếm số lượng lớn, chịu nhiều thiệt thòi về kinh tế, chính trị. Toàn bộ đẳng cấp thứ ba mâu thuẫn sâu sắc với chế độ phong kiến chuyên chế thống trị, đòi hỏi phá bỏ chế độ ấy.
+Tư tưởng: (0,25).
Từ cuối TK XVII đã hình thành tư tưởng lên án chế độ đặc quyền và chuyên chế. Sang TK VXIII, tình trạng khủng hoảng và bất bình được các nhà triết học, kinh tế- chính trị học nêu rõ và chỉ trích gay gắt. Họ xây dựng hệ tư tưởng và lý luận của giai cấp Tư Sản…..
*Vì sao thời kỳ chuyên chính Gia cô banh...(3 điểm)
-Nghĩ đến các yêu sách của nông dân:
+chia ruộng đát ra từng mãnh nhỏ....1,5đ
+Xóa bỏ đặc quyền....( 0,5 đ)
+Thông qua đạo luật...(0,5 đ)
+Quân đội hùng mạnh..., bạo động bị chặn lại...(0,5 đ)
Câu 3: (5 điểm). Vì sao người ta gọi CNĐQ Anh là......
-Mở đầu + Kết luận (0,5 điểm).
-Đối với chế độ quốc Anh(0,5 đ)
Giai cấp thống trị đẩy mạnh xâm lược để mở rộng hệ thống thuộc địa ở Châu Á và Châu Phi. Năm 1914 thuộc địa của anh rộng tới 30 km2 với 400 triệu người, chiếm ¼ lãnh thổ và ¼ dân số thế giới.
Đế quốc Anh tồn tại và phát triển nhờ bốc lột tàn nhẫn một hệ thống thuộc địa bao la và giàu có nằm rải khắp hành tinh. Vì thế CNĐQ Anh được gọi là CNĐQ Thực dân. (1,5 điểm).
-Đối với đế quốc Pháp(0,5 đ)
Nền công nghiệp tập trung chậm. Nhưng những công ty độc quyền cũng dần dần chi phối nền kinh tế Pháp. Đặc biệt của tổ chức độc quyền ở Pháp là việc tập trung ngân hàng đạt mức cao. Pháp là nước đứng sau Anh về xuất cảng tư bản, nhưng hình thức khác Anh ở chổ tư bản cho các nước chậm tiến vay lấy lãi cao. Vì vậy CNĐQ Pháp được gọi là CNĐQ cho vay lãi. (1,5 điểm).
-CNTB Đức(0,5 đ)
Bước vào con đường TBCN chậm hơn so với Anh, Pháp, nên khi trở thành cường quốc chủ nghĩa thì phần lớn đất đai trên thế giới đã là thuộc địa hoặc nữa thuộc địa của TB Anh, Pháp… ngay từ năm 1890, Đức đã công khai điều này làm cho mâu thuẫn giữa Đức với Anh, Pháp trở nên hết sức gay gắt và dẫn đến cuộc chiến tranh Thế giới II.
Xét sự phát triển kinh tế cũng như chính sách đối nội, đối ngoại, CNĐQ Đức là CNĐQ có tính chất quân phiệt hiếu chiến. (1,5 điểm).
Câu 4: Trước cuộc khủng khoảng và...(4 đ)
-Nữa sau TK XVIII, chế độ PK Việt nam đã lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng và toàn diện cả về kinh tế, chính trị và xã hội. trong lúc đó các nước tư bản Phương Tây đang trên đà phát triển mạnh về mọi mặt. Đẫy mạnh công cuộc chinh phục thuộc địa để tìm kiếm nguyên liệu và thị trường. Việt Nam trở thành miếng mồi béo bở cho bầy sói thực dân, chủ yếu là đế quốc Pháp.(0,5 đ)
-Tình hình trên đặt Việt nam đứng trước hai con đường:
Một là tiến hành cải cách nhằm thoát khỏi khủng hoảng ở trong nước, mở rộng quan hệ giao bang để khôn khéo bảo toàn chủ quyền độc lập.(0,75 đ)
Hai là chìm đắm trong chính sách thủ cựu và tự cô lập nhằm bằng mọi cách duy trì chế độ quân chủ chuyên chế lạc hậu và phản động.(0,75 đ)
Cuối cùng, nhà Nguyễn đã khước từ mọi đề nghị cải cách tiến bộ mà tiêu biểu là một loạt các bản điều Trần của Nguyễn Trường Tộ đề nghị cải cách đất nước về mọi mặt làm cho dân giàu nước mạnh. Để thi hành một đường lối hết sức bảo thủ, lạc hậu. Đối nội thì cự tuyệt các đề nghị cải cách, khăng khăng duy trì chính sách cai trị cũ. Đối ngoại thì thi hành chính sách “bế quan toả cảng”, độc quyền ngoại thương….
Sở dĩ nhà Nguyễn lại cố tình duy trì chính sách bảo thủ, phản động mà không tiếp thu và thực hiện các đề nghị cải cách vì. (1,0 đ
-Lúc này hệ tư tưởng Nho giáo còn có vai trò và ảnh hưởng tương đối lớn, ăn sâu trong đám quan lại triều đình. Tầm nhìn hạn chế cộng với vì quyền lợi dòng họ, cá nhân mà triều đình và đám quan lại bằng mọi cách đang muốn duy trì chế độ quân chủ chuyên chế vốn đã trở nên lổi thời và lạc hậu.(1 đ)