Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất (931).
Năm 930, viện cớ họ Khúc xin tiết viện của nhà Lương, Lưu Nham sai Lý Thủ Dung và Lương Khắc Trinh đem quân sang xâm lước nước ta. Vì thiếu chuẩn bị, Khúc Thừa Mỹ không chống nổi giặc và bị địch bắt đưa về Quảng Châu. Quân Nam Hán chiếm thành Đại La rồi tiến quân xuống phía nam cướp phá. Lý Tiến được cử sang thay Khắc Trinh, cùng đóng giữ phủ thành. mặc dù vậy, quân Nam Hán không cai quản được các châu, giáp.nhiều tướng lĩnh của họ Khúc đã mộ quân nổi dậy, trong số đó lực lượng quan trọng nhất là đạo quân của Dương Đình Nghệ.
Năm 931, được sự ủng hộ của nhân dân và hào kiệt kháp nơi, Dương Đình Nghệ kéo quân từ Thanh Hoá ra Bắc, bao vây và công phá thành Đại La. được tin cấp báo, vua Nam Hán cử TRần Bảo đem quân sang cứu viện. quân của Trần Bảo chưa đến nơi thì Dương đình Nghệ đã hạ được thành, Khắc Trinh bị giết. sau khi ổn định tình hình trong thành, Dương đình Nghệ kéo quân ra đánh Trần Bảo, quân Nam Hán bại trận, tướng Nam Hán tử trận.
cuộc kháng chiến của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Dương Đình Nghệ thắng lợi. nền độc lập của đất nước cùng thành tựu đạt được trong những năm đướ thời Khúc được giữ vững. Dương Đình Nghệ được nhân dân suy tôn làm tiết độ sứ, tiếp tục sự nghiệp của họ Khúc.
2/ cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán lần II - chiến thắng Bạch Đằng – Ngô Quyền (938)
Đất nước trở lại bình yên. một số người có công được phong làm thứ sử các châu như Đinh Công Trứ, Ngô Mân….
Năm 937, Kiều Công Tiễn giết chủ của mình là Dương Đình Nghệ để giành lấy quyền tiết độ sứ. nhân dân và nhiều tướng lĩnh hết sức bất bình. Người tiêu biểu trong đó là Ngô Quyền (con rễ Dương Đình Nghệ)
Được tin tên phản bội Kiều Công Tiễn giết chủ, cướp chính quyền. Ngô Quyền lập tức hợp lực lượng tiến ra Giao Châu trừng trị. trước khí thế rầm rộ của Ngô Quyền và sự bát bình của nhân dân, Kiều Công Tiễn sai người sang cầu viện quân Nam Hán. chớp lấy cơ hội đó vua Nam Hán cử con trai của mình là Hoằng Tháo chỉ huy 1 đạo binh thuyền lớn kéo sang xâm lược nước ta. bản thân vua Nam Hán cũng chỉ huy 1 đạo quân xuống đóng ở Hải Môn (đông bắc Quảng Ninh) để yểm trở cho Hoằng Tháo. đạo binh của Hoằng Tháo theo đường biển tiến về phía cửa sông Bạch Đằng.
Bấy giờ được sự ủng hộ của nhân dân, Ngô Quyền đã giết được Kiều Công Tiễn. Ông cùng quân sĩ gấp rút chuẩn bị cho cuộc chiến. Sau khi phân tích điểm mạnh yếu của địch, Ngô Quyền cùng binh sĩ quyết định “…đem cọc lớn đóng ngầm ở cửa biển trước, vót nhọn đầu và bịt sắt, thuyền của họ nhân khi nước thuỷ triều lên tiến vào bên trong hàng cọc, bấy giờ ta dễ bề chế ngự, không kế gì hơn kế này cả”. Kết quả chẳng bao lâu, bãi cọc đã hình thành theo đúng dự định ở các vùng hiểm trở trên sông Bạch Đằng quyết tâm tiêu diệt giặc ở đây. Ngô Quyền đã huy động được nhiều tướng giỏi như Đỗ Cảnh Thạc, Dương Tam Kha, Ngô Xương Ngập,… và cả nữ tướng Dương Phi Lan (Vợ ông).
Mùa đông năm 938, đạo quân của Hoằng Tháo nối đuôi nhau vào cửa Bạch Đằng. Theo đúng kế hoạch đã định, một đội thuyền binh nhẹ do tướng Ngô Tất Tố chỉ huy tiến ra chặn địch rồi vờ rút lui, nhử địch vào sâu bên trong. Thuỷ triều bắt đầu xuống; Ngô Quyền trực tiếp chỉ huy đại quân của ta từ ba phía đánh ập vào hãm đội của giặc. Quân Nam Hán bị tấn công bất ngờ và ồ ạt đã không kịp chống đỡ, phải quay thuyền đua nhau chạy ra biển. Trong cảnh náo loạn đó, thuyền giặc bị đánh dạt về phía bãi cọc. nước sông rút nhanh, chảy xiết, những hàng cọc nhọn nhô lên. Quân Nam Hán nhìn thấy hốt hoảng nhưng không làm thế nào tránh cho thuyền khỏi lao vào bãi cọc. Quân ta nhân đó tấn công dữ dội. Hầu như toàn bộ binh thuyền của giặc đều bị tan vỡ. Hàng vạn tên giặc rơi xuống sông chìm nghỉm hay bị sóng cuốn trôi Hoằng Tháo chết trong đám loạn quân. Trận Bạch Đằng toàn thắng.
Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 được ghi vào lịch sử dân tộc như một chiến công hiển hách, thể hiện tài năng quân sự và ý chí quyết thắng của người anh hùng dân tộc Ngô Quyền; đồng thời cũng là thành quả của cuộc kháng chiến anh dũng và đầy sáng tạo của nhân dân ta sau hơn 30 năm làm chủ đất nước. Nó khẳng định quyền làm chủ của nhân dân ta trên miền đất tổ tiên Văn Lang – Âu Lạc và tạo thêm niềm tin, niềm tự hào sâu săc trên bước xây dựng đất nước độc lập tự chủ sau này.