1 - Sự chuyển biến về kinh tế, xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ của thực dân Pháp (1897 – 1914)
-Mục đích: chuẩn bị cơ sở cho nền thống trị thuộc địa lâu dài.
-Về kinh tế:
+ CN: Khai thác mỏ (than), xây dựng nhà máy, sản xuất những mặt hàng không cạnh tranh với chính quốc
+NN: Cướp ruộng lập đồn điền lúa, chè, cao su
+ Bóc lột bằng nhièu thứ thuế
-Về xã hội:
+Địa chủ: giàu có (dựa vào pháp), vừa và nhỏ bị chèn ép
+Nông dân: bị tước đoạt ruộng đất => bị bần cùng hoá, =>trở thành công nhân (5vạn)
+Tầng lớp tư sản dân tộc hình thành với số lượng ít, thế lực yếu sớm bị Pháp chèn ép
+Tiểu tư sản ngày một đông cùng với sự mở rộng khai thác của Pháp.
+Các sĩ phu Nho học cũng chuyển biến: đọc sách châu âu, TQ, lập trường học, dạy học theo lối mới, mở cơ sở sản xuất kinh doanh
2 - Ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản từ bên ngoài vào Việt Nam
-Những ảnh hưởng bên ngoài vào Việt Nam
+Phong trào cải cách chính trị - văn hoá ở Trung Quốc: Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu chủ trương: cải cách bằng biện pháp ôn hoà, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. CM Tân Hợi
+Tư tưởng của CM Pháp: Ru-xô, Mông-te-xki-ơ
+Sự phát triển của Nhật, đánh bại Nga hoàng (1905) => tư tưởng noi gương Nhật, nhờ Nhật giúp đánh Pháp.
3 - Phong trào giải phóng dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản
? Bối cảnh dẫn đến phong trào…
+Tác động tư tưởng cải cách và cách mạng từ bên ngoài vào
+Mất niềm tin vào chế độ phong kiến
=>Lực lượng giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc: sĩ phu yêu nước tiến bộ (Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh)
? Những thay đổi trong nhận thức của sĩ phu yêu nước tiến bộ
+Giải phóng dân tộc phải gắn liền với duy tân và thay đổi chế độ xã hội.
+Có ý thức về dân chủ, dân quyền, dân và nước gắn liền với nhau => mục tiêu là cứu nước - cứu dân.
+Hình thức đấu tranh: vũ trang, đoàn kết dân tộc, chuẩn bị thực lực, vận động giúp đỡ từ bên ngoài, thực hiện cải cách nâng cao dân trí, chấn hưng dân khí.