Hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và Lương Văn Can.
Nội dung Phan Bội Châu Phan Châu Trinh Lương Văn Can
Tiểu sử -Sinh 26/12/1867 mất 20/10/1940, người Nam Đàn Nghệ An, 16 tuổi đỗ đầu xứ, 33 tuổi đỗ kì thi hương. -Sinh 9/9/1872, mất 24/3/1926, người Tiên Phước Quảng Nam, đỗ phó bảng 29 tuổi, 33 tuổi từ quan về nhà -Sinh 1854 mất 1927, người Hà Tây, đỗ cử nhân 21 tuổi
Chủ trương -Trước 1911, Bạo lực, dựa vào Nhật đánh Pháp, giành độc lập dân tộc, thiết lập quân chủ lập hiến .
-Sau 1911, Bạo lực, đánh đuổi Pháp, khôi phục VN, thành lập nước Cộng hoà dân quốc
=>Cứu nước, cứu dân. -Ôn hoà, cứu nước bằng việc nâng cao dân trí, dân quyền, yêu cầu Pháp sửa đổi chính sách cai trị để dân Việt Nam tiến lên văn minh.
=>Cứu dân, cứu nước -Ôn hoà, tuyên truyền, giáo dục, nâng cao lòng yêu nước, chí tiến thủ cho quần chúng…, làm cho nước thoát khỏi lạc hậu, khỏi ách thống trị của ngoại bang.
=>Cứu dân, cứu nước
Tổ chức, hoạt động -Hội Duy tân (1904/09), Việt Nam Quang Phục hội (1912) Phong trào Duy Tân, chống đi phu, đòi giảm thuế. Đông kinh nghĩa thục
Lực lượng tham gia -Sĩ phu tiến bộ, tư sản, tiểu tư sản -Đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia -Đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia
Nhận xét -Sau thất bại Duy tân hội, PBC đã có sự chuyển biến trong tư tưởng: quân chủ lập hiến sang Cộng hoà dân quốc.
-H/c: dựa vào Nhật để đánh Pháp -Sớm đoạn tuyệt với tư tưởng phong kiến (phản đối PBC dựa vào ngôi vua).Khơi dậy tư tưởng dân chủ ở Việt Nam.
-H/c: kêu gọi Pháp sửa đổi chính sách cai trị. -Ảnh hưởng sau đậm tư tưởng Phan Châu Trinh. Và tư tưởng noi theo gương Nhật bản.
? Điểm giống, khác nhau trong chủ trương cứu nước của PBC và PCT là gì
+Giống: thống nhất ở mục đích cách mạng, gắn dân với nước, giải phóng dân tộc, xây dựng xã hội mới theo thể chế cộng hoà (xu hướng phát triển TBCN). Đều chưa nhận thức được yêu cầu cấp bách của lịch sử Việt Nam lúc bấy giờ: đánh đuổi Pháp, lật đổ Phong kiến.
+Khác: PBC: nhấn mạnh cứu nước để cứu dân, giải phóng dân tộc, do đó sử dụng bạo động vũ trang. còn PCT thì cứu dân để cứu nước, cải cách dân chủ, do đó sử dụng cải cách (ôn hoà).
=>Sự khác nhau trên không tạo ra sự mâu thuẫn, trái lại nó hỗ trợ cho nhau tạo ra những nhân tố tiền đề chuẩn bị cho một con đường cứu nước mới.
Sự thất bại của trào lưu dân tộc- chủ nghĩa đầu thế kỷ XX đã đặt ra cho cách mạng Việt Nam những yêu cầu mới nào cần giải quyết?
- Từ năm 1858 – 1918 nhân dân Việt Nam đã anh dũng đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược, các phong trào đó là sự biểu hiện và tiếp nối truyền thống yêu nước bất khuất của nhân dân Việt Nam, do hạn chế của điều kiện lịch sử, hạn chế của giai cấp, thời đại, thiếu sự lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến nên các phong trào này cuối cùng đều không thành công.
- Những nhiệm vụ mà lịch sử đề ra cần tiếp tục giải quyết là: đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc, cải cách xã hội tiến lên chế độ dân chủ bằng phương pháp cách mạng mới .
- Giải phóng dân tộc là nhiệm vụ lịch sử đặt lên hàng đầu. Yêu cầu lịch sử lúc này là đòi hỏi phải tìm ra một con đường cứu nước mới đúng đắn phù hợp với xu thế phát triển của thời đại để giành lại độc lập chủ quyền dân tộc.
- Lãnh tựu Nguyễn Ái Quốc đã thực hiện nhiệm vụ lịch sử ấy, người đã tìm ra con đường cứu nước mới cho dân tộc Việt Nam, theo con đường cách mạng tháng Mười, kết hợp đấu tranh dân tộc với đấu tranh giai cấp, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội .
Tại sao nói trào lưu dân tộc chủ nghĩa đầu thế kỷ XX ở nước ta là sự kế tục phong trào Cần Vương yêu nước chống Pháp cuối thế kỷ XIX đồng thời đã mang nhiều nét mới khác trước?
-Trong nửa sau thế kỷ XIX trước sự xâm lược của thực dân Pháp, phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam diễn ra liên tục. Lúc đầu là phong trào kháng chiến của quần chúng kết hợp với lực lượng quân đội chính quy của triều đình, tiếp theo là phong trào yêu nước khởi nghĩa vũ trang Cần Vương còn chịu ảnh hưởng của ý thức hệ phong kiến. Thực chất đây là phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân nhằm đánh đổ Pháp và tay sai khôi phục lại nền độc lập dưới chế độ phong kiến
-Đầu thế kỷ XX đã xuất hiện một chủ nghĩa quốc gia dân tộc với những cuộc vận động dân tộc- dân chủ của những tầng lớp xã hội mới. Tiêu biểu là Phan Bội châu, Phan Châu Trinh với các phong trào Đông Du, phong cải cách xã hội ở Bắc kỳ và Trung kỳ (như việc thành lập Đông kinh nghĩa thục, phong trào Duy Tân ở Trung kỳ), phong trào chống thuế ở Trung kỳ 1908.... Đây là phong trào giải phóng dân tộc theo con đường dân chủ tư sản, nó kế tục phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỷ XIX nhưng đồng thời cũng mang nhiều nét mới khác trước.
-Tầng lớp khởi xưởng trào lưu này là những sĩ phu yêu nước tiến bộ. Họ là những nho sĩ được đào tạo trong nền khoa cử cũ nhưng đã chuyển biến theo tư tưởng mới của thời đại, tư tưởng " Duy tân”
-Chủ nghĩa yêu nước của các sĩ phu văn thân thuộc phong trào Cần Vương trước kia nay đã chuyển thành chủ nghĩa dân tộc gắn liền với những tư tưởng dân chủ và mong muốn nước nhà đuổi kịp các quốc gia văn minh trên thế giới.
-Về hình thức và phương pháp đấu tranh: Không chỉ hạn chế trong những hình thức đấu tranh vũ trang như trước đây mà còn kết hợp cả với nhiều biện pháp mới về chính trị, ngoại giao, tiến hành một phong trào cải cách sâu rộng trong đông đảo quần chúng